Sự khác nhau giữa giấy ủy quyền (UQ) và hợp đồng ủy quyền (UQ)

ủy quyền

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện. Đây là hình thức khá phổ biến được nhiều người lựa chọn sử dụng trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính liên quan. Tuy nhiên có rất nhiều khái niệm liên quan đến ủy quyền khiến nhiều người còn nhầm lẫn.

Trong bài viết dưới đây, Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội sẽ chia sẻ một số thông tin phân biệt sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền.

Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

1. Giấy ủy quyền

Về quy định liên quan đến giấy ủy quyền quý bạn đọc có thể tham khảo trong 2 văn bản luật sau đây:

  • Khoản 1 Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”. Bởi vậy khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác, chủ sở hữu ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục bằng giấy ủy quyền.

ủy quyền

  • Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 14/04/2014 về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

2. Hợp đồng ủy quyền

Thuật ngữ “Hợp đồng ủy quyền” được ghi nhận tại Mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 và tiếp tục được ghi nhận tại Mục 13 Chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền. Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Phân biệt giấy ủy quyền (UQ) và hợp đồng ủy quyền (UQ)

Tiêu chíGiấy ủy quyềnHợp đồng ủy quyền
1.Khái niệmGiấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể thông qua hành vi pháp lý đơn phương thực hiện. Khi đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.Hợp đồng ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên. Căn cứ vào đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Và ngược lại bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Chủ thểỦy quyền đơn phương: Tức là  giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền.Hợp đồng ủy quyền phải được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền
3. Bản chấtĐây là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền. Hay gặp nhất là áp dụng trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền.Bản chất là một hợp đồng vì vậy có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên
4. Ủy quyền lạiTrừ trường hợp pháp luật có quy định khác nếu không người được ủy quyền không được ủy quyền lại.Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định
5. Giá trị thực hiện– Khi ủy quyền, không cần có mặt của bên nhận ủy quyền.

– Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý. Đồng thời không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy

– Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền

– Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có)

6. Thời hạn ủy quyềnThời hạn ủy quyền do người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy địnhThời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015)
7. Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyềnSau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Trên đây là thông tin về giấy quỷ quyền (UQ) và hợp đồng ủy quyền (UQ). Hi vọng đã cung cấp cho khách hàng tin tức hữu dụng. Hãy tham khảo ngay dịch vụ công chứng ủy quyền của chúng tôi!

Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội cam kết không thu thêm phụ phí dịch vụ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng!

DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG HÀ NỘI

  • Công chứng viên Trần Duy Khánh: Công chứng viên Trần Duy Khánh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng, bất động sản. Cử nhân kinh tế (NEU), Cử nhân Luật (HLU). Phương châm làm việc “An toàn và trách nhiệm”.
  • Công chứng viên Nguyễn Đức Ninh: Công chứng viên với kinh nghiệm công tác pháp luật & kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng trên toàn quốc.
  • Đội ngũ cộng sự: Đội ngũ gần 20 nhân sự hỗ trợ gồm: Thư ký công chứng viên, cộng tác viên, nhân viên văn phòng. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, trách nhiệm và tận tâm với khách hàng.

Đăng ký tư vấn

    Chọn dịch vụ



    Zalo