Thủ tục dịch thuật công chứng

Thủ tục dịch thuật công chứng

Thủ tục dịch thuật công chứng có phức tạp không? Hồ sơ chuẩn bị dịch thuật công chứng cần các loại giấy tờ gì? Hãy tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây cùng với Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội nhé!

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0902130567/ 0904900789/ 0995306789/ 0996888881 để được tư vấn 24/7!

Hồ sơ chuẩn bị dịch thuật công chứng

Chuẩn bị hồ sơ dịch thuật công chứng là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ làm việc. Và cần tuân thủ theo đúng trình tự pháp luật. Khi tiến hành thủ tục dịch thuật công chứng cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Bản chính văn bản, giấy tờ cần dịch;

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao văn bản, giấy tờ cần công chứng bản dịch (số lượng tùy theo nhu cầu của người yêu cầu công chứng).

Số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục dịch thuật công chứng: 01 bộ.

Thủ tục dịch thuật công chứng

Bước 1: Nộp hồ sơ thực hiện dịch thuật công chứng

Người có nhu cầu dịch thuật công chứng chuần bị hồ sơ gồm những loại giấy tờ ở mục trên. Nộp tại phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tiến hành thủ tục dịch thuật công chứng

Công chứng viên sẽ nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra giấy tờ, bản gốc cần dịch thuật. Tùy vào từng tình huống sẽ có phương án giải quyết phù hợp.

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến công chứng bản dịch; giải thích quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;

Thủ tục dịch thuật công chứng
Thủ tục dịch thuật công chứng

– Khi hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

– Khi hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);

– Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.

Bước 3: Giao cho người phiên dịch thực hiện dịch

Văn phòng công chứng chuyển giao cho người phiên dịch là cộng tác viên thực hiện việc dịch. Đây là bước khá quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục dịch thuật công chứng.

Bước 4: Ký bản dịch và ký chứng nhận bản dịch

Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại văn phòng công chứng thì có thể ký trước vào bản dịch. Công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

Trên đây là thông tin về hồ sơ và thủ tục dịch thuật công chứng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng. Hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội qua hotline: 0902130567/ 0904900789/ 0995306789/ 0996888881. Là văn phòng công chứng hàng đầu Hà Nội với kinh nghiệm hơn 10 hoạt động. Chúng tôi luôn hiểu khách hàng muốn gì? Trải nghiệm dịch vụ công chứng tuyệt vời cùng các chuyên gia hàng đầu.

slider2

Đăng ký tư vấn

    Chọn dịch vụ



    Zalo