Công chứng di chúc

Văn phòng công chứng Hà Nội cung cấp dịch vụ công chứng di chúc được đảm bảo về hình thức, nội dung, chủ thể, giá trị pháp lý của bản di chúc.

công chứng di chúc

1. Lý do nên công chứng Di chúc

Bản di chúc đã được công chứng khi làm thủ tục về thừa kế sẽ hợp pháp về mặt chủ thể, hình thức và nội dung của di chúc.

Nếu bản di chúc không có công chứng thì việc tiến hành các thủ tục về thừa kế sau này sẽ rất khó khăn vì những người yêu cầu làm thủ tục thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng phải chứng minh được bản di chúc đó là của người để lại di sản thừa kế lập một cách hợp pháp, chữ ký là đúng chữ ký của người để lại di sản. Điều này rất khó xác minh khi người để lại di sản đã chết.

2. Quy trình thực hiện công chứng Di chúc của luật Hưng Hà

Bước 1: Nộp hồ sơ công chứng di chúc

Người yêu cầu công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại mục trên mang đến văn phòng cung cấp Dịch vụ công chứng tại Hà Nội.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ công chứng di chúc

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.

Tuy nhiên nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép hoặc có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Thì công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Trong trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 3: Kiểm tra dự thảo di chúc

Công chứng viên kiểm tra dự thảo di chúc (nếu người yêu cầu công chứng tự soạn thảo di chúc). Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 4: Ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Người yêu cầu công chứng di chúc đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

3. Hồ sơ công chứng di chúc

Theo quy định tại Luật công chứng 2014, người yêu cầu công chứng di chúc cần chuẩn bị đẩy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng di chúc điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
  • Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu; (Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc).
  • Bản di chúc dự thảo (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

4. Nơi thực hiện thủ tục công chứng di chúc

Việc tiến hành thủ tục công chứng di chúc có thể thực hiện tại Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Hoặc thực hiện tại Văn phòng công chứng (tư nhân).

Tuy nhiên khi lựa chọn văn phòng công chứng bạn nên tìm đến địa chỉ uy tín như  Dịch vụ công chứng tại Hà Nội. Đây là văn phòng công chứng với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động. Bởi vậy, trình tự thực hiện công chứng di chúc rất chuyên nghiệp. Ngay cả đối với những hồ sơ khó cũng có thể giải quyết nhanh chóng. Liên hệ trải nghiệm ngay dịch vụ đẳng cấp cùng đội ngũ công chứng viên chuyên môn cao.

5. Một số Câu hỏi thường gặp khi công chứng Di chúc

Người bị mù, câm, điếc thì lập di chúc như thế nào?

Mặc dù hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ về người bị hạn chế thể chất nhưng trên thực tế, công dân dù chưa bị mất đi năng lực hành vi dân sự nhưng nếu họ không thể thực hiện được một số việc nhất định như nghe, nói, viết… thì có thể coi họ là người bị hạn chế về thể chất. Trường hợp này, để được lập di chúc thì người làm chứng buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Người không biết chữ muốn để lại di chúc cần phải làm gì?

Người không biết chữ sẽ để lại di chúc bằng hình thức di chúc miệng. Di chúc miệng của người không biết chữ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất là 2 người làm chứng. Người làm chứng có nhiệm vụ ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc đó phải được công chứng, chứng thực.

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

6. Chi phí công chứng Di chúc

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:

TTLoại việcMức thu

(đồng/trường hợp)

1Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp40 nghìn
2Công chứng hợp đồng bảo lãnh100 nghìn
3Công chứng hợp đồng ủy quyền50 nghìn
4Công chứng giấy ủy quyền20 nghìn
5Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)40 nghìn
6Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch25 nghìn
7Công chứng di chúc50 nghìn
8Công chứng văn bản từ chối nhận di sản20 nghìn
9Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác40 nghìn

Như vậy, theo quy định như trên, phí công chứng di chúc sẽ là 50 nghìn đồng trên một trường hợp.

Thù lao công chứng là tùy theo theo thoả thuận với các bên với văn phòng công chứng. Tuy nhiên, các tổ chức hành nghề công chứng không được vượt quá mức trần này. (theo khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng).

Ví dụ: Tại Hà Nội thù lao soạn thảo di chúc tối đa là 01 triệu đồng (theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND).

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm bắt được quy định về công chứng Di chúc. Cũng như yên tâm lựa chọn dịch vụ công chứng tại Dịch vụ công chứng Hà Nội. 

Để biết thêm chi tiết hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Đăng ký dịch vụ

    Chọn dịch vụ