Sao y chứng thực

Sao y chứng thực (hay còn gọi là chứng thực từ bản gốc) là việc công chứng viên căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Công chứng sao y gồm 2 loại:

  • Công chứng sao y tiếng Việt Nam
  • Công chứng sao y tiếng nước ngoài.

Thủ tục sao y chứng thực có gì mới theo quy định pháp luật hiện hành? Phí thực hiện thủ tục sao y chứng thực có đắt không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhé!

Liên hệ Hotline Văn phòng công chứng Hà Nôi – Công ty Luật Hưng Hà: 090213056709953067890906268228 – 0904900789 để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí!

1. Quy định pháp luật

Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1329/QĐ-BTP ngày 01/6/2020 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi quản lý chức năng của Bộ. Hiện nay, thủ tục sao y chứng thực sẽ thực hiện theo quy định tại quyết định này.

2. Quy trình sao y, chứng thực tại Công ty Luật Hưng Hà

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu sao y chứng thực

Người yêu cầu thực hiện thủ tục sao y chứng thực phải xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định ở mục trên: bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Người thực hiện thủ tục sao y chứng thực kiểm tra đối soát bản chính và soát với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính. Bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định.
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Phí thực hiện thủ tục sao y chứng thực tại Dịch vụ công chứng Hà Nội – Luật Hưng Hà

Phí sao y chứng thực lấy căn cứ tính theo trang của bản chính. Cụ thể: 2.000 đồng/trang, từ trang thứ 3 trở lên là 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản.

3. Tại sao nên sử dụng dịch vụ sao y – chứng tại của Công ty Luật Hưng Hà?

  • Dịch vụ công chứng tại Hà Nội luôn tự hào là địa chỉ tin cậy được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn trong suốt hơn 10 năm hoạt động.
  • Đội ngũ công chứng giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ những cơ sở hàng đầu cả nước.
  • Cung cấp và đưa ra giải pháp giải quyết những trường hợp khó khăn khi công chứng như: Các bên liên quan gặp vấn đề không thể trực tiếp xác minh công chứng được. Hay hồ sơ công chứng thiếu, không đủ giấy tờ gốc….
  • Thủ tục công chứng nhanh gọn mà vẫn đảm bảo kết quả cao.
  • Dịch vụ công chứng tại Hà Nội nhận công chứng ủy quyền tận nơi. Và công chứng ngoài giờ hành chính.
  • Chi phí công chứng phải chăng phù hợp với mặt bằng chung.

sao y chứng thực

4. Hồ sơ cần chuẩn bị thực hiện thủ tục sao y chứng thực

Bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Trường hợp người yêu cầu thủ tục sao y chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì văn phòng công chứng tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực. Trừ trường hợp văn phòng công chứng không có phương tiện để chụp. Bản sao từ bản chính để thực hiện chứng thực phải có đầy đủ các trang đã ghi thông tin của bản chính.

Lưu ý: Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

  • Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  • Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
  • Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
  • Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  • Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Phân biệt chứng thực và công chứng

Tiêu chíCông chứngChứng thực
Khái niệmCông chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Thẩm quyền– Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng).

– Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác).

– Phòng Tư pháp;

– UBND xã, phường;

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

– Công chứng viên

Bản chấtBảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro.

– Mang tính pháp lý cao hơn.

– Chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.
Giá trị pháp lý– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Để biết thêm chi tiết hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ:

Đăng ký dịch vụ

    Chọn dịch vụ