Quyền về tài sản riêng của con từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi
Nhiều người nghĩ rằng: đã là vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì không được tự mình tham gia giao dịch, ký kết hợp đồng. Tất cả các giao dịch/hợp đồng liên quan đến quyền, lợi ích của người chưa đủ 18 tuổi đều do người đại diện (cha, mẹ) hoặc người giám hộ thực hiện.
Ngay cả công chứng viên, luật sư … cũng có người nghĩ rằng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản riêng của trẻ từ 15 – 18 tuổi là bất động sản, động sản phải đăng ký theo quy định pháp luật thì cũng do cha mẹ/người giám hộ làm đại diện ký kết, giao dịch.
Quan điểm như trên là chưa phù hợp quy định pháp luật và vô tình hạn chế quyền của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa tròn 18 tuổi. Đã có trường hợp bị Tòa án tuyên vô hiệu đối với hợp đồng, giao dịch mà đối tượng là tài sản riêng của con trên 15 tuổi nhưng chủ thể ký hợp đồng là cha mẹ của người con này.
Bởi lẽ:
Khoản 2, Điều 77 Luật HN và GĐ 2014 quy định
“2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.”
Khoản 4, Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
Khoản 3, Khoản 4 Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Như vậy, trường hợp vị thành niên đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được ký hợp đồng mua, bán/chuyển nhượng bất động sản (nhà ở, đất đai ..) hoặc động sản phải đăng ký (xe cộ, tàu thuyền …), tài sản đưa vào kinh doanh (tiền, vàng bạc, máy móc, thiết bị, trái phiếu, cổ phiếu …) là tài sản riêng thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ bằng văn bản (Văn phòng Công chức thực hiện thủ tục công chứng hoặc UBND xã/phường chứng thực chữ ký của cha, mẹ người này) hoặc cha, mẹ người này trực tiếp ghi ý kiến đồng ý cho con mua/bán/chuyển nhượng vào hợp đồng và ký tên trước mặt Công chứng viên. Trong trường hợp này phải bổ sung CMND/CCCD (sao y) của cha, mẹ và bản sao Giấy khai sinh của con chứng minh quan hệ cha, mẹ với người con vào thành phần hồ sơ hợp đồng/giao dịch.
Lưu ý: tài sản riêng của con chưa thành niên có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật. Quan hệ giao dịch, hợp đồng là một trong hai hoặc nhiều bên. Ví dụ: một thiếu niên 15 tuổi được ký hợp đồng mua bán nhà ở với tư cách Bên mua và cha mẹ ghi vào cuối bản hợp đồng như thế này: “Tôi là …… CCCD số ……… Là cha (mẹ) của ………………… (Bên mua), đồng ý với toàn bộ nội dung hợp đồng này”; Công chứng viên sẽ thực hiện công chứng hợp đồng, chứng nhận hợp đồng được giao kết hợp pháp. Trường hợp cha mẹ không có mặt để ghi ý kiến đồng ý như trên thì phải có văn bản thỏa thuận, cam kết đồng ý cho con ký hợp đồng mua căn nhà đó (văn bản được công chứng tại tổ chức công chứng hoặc chứng thực tại UBND theo quy định pháp luật).
Còn trường hợp cha mẹ tặng cho con từ 15 tuổi trở lên tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký thì con được trực tiếp ký hợp đồng với tư cách bên nhận tặng cho, cha mẹ là bên tặng cho mà không cần phải thêm bất cứ thủ tục gì về việc đồng ý cho con nhận tài sản.
Tóm lại:
• Các hợp đồng, giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, đầu tư, cho thuê, cho mượn, … đối với tài sản riêng của vị thành niên dưới 15 tuổi do cha mẹ/người giám hộ hoặc người quản lý hợp pháp khác thực hiện với điều kiện:
+ Có văn bản cam kết vì lợi ích cho vị thành niên;
+ Nếu vị thành niên từ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của người này.
• Vị thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên (đến 18 tuổi) tự mình ký các hợp đồng, giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, đầu tư, cho thuê, cho mượn, … đối với tài sản riêng với điều kiện:
+ Phải được cha mẹ hoặc người giám hộ ghi ý kiến đồng ý và cùng ký vào hợp đồng/giao dịch.
+ Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ vắng mặt hoặc không cùng ký, ghi ý kiến đồng ý vào hợp đồng/giao dịch thì phải có văn bản thỏa thuận cam kết đồng ý cho con ký hợp đồng, giao dịch đó (văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định).
Hi vọng với những chia sẻ trên về thủ tục công chứng ủy quyền đã giúp khách hàng có thêm thông tin hữu ích. Nếu bạn cần thắc mắc về quá trình thực hiện thủ tục công chứng . Vui lòng liên hệ qua hotline trên hoặc để lại lời nhắn tại website.
Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội cam kết không thu thêm phụ phí dịch vụ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng!
DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG HÀ NỘI
- Công chứng viên Trần Duy Khánh: Công chứng viên Trần Duy Khánh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng, bất động sản. Cử nhân kinh tế (NEU), Cử nhân Luật (HLU). Phương châm làm việc “An toàn và trách nhiệm”.
- Đội ngũ cộng sự: Đội ngũ gần 20 nhân sự hỗ trợ gồm: Thư ký công chứng viên, cộng tác viên, nhân viên văn phòng. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, trách nhiệm và tận tâm với khách hàng.
Bài viết liên quan