Rủi ro khi chuyển nhượng đất đai dù đã có công chứng và cách xử lí

dt71hyahxd 15690361329651484960285 1

Công chứng là thủ tục quan trọng khi chuyển nhượng đất đai. Song trên thực tế vẫn có một số trường hợp gặp phải rủi ro về pháp lý khi chuyển nhượng đất đai dù đã thực hiện công chứng. Việc này khiến nhiều người lâm vào tình trạng không mua được còn mất tiền. Vậy có thể xử lý các tình huống này như nào? Hãy theo dõi ngay bài viết này để tìm kiếm câu trả lời nhé!

Trường hợp rủi ro khi chuyển nhượng đất

Mặc dù đã công chứng nhưng khi chuyển nhượng đất vẫn xảy ra những sự cố rủi ro như:

  • Chỉ một căn nhà nhưng đem bán cho 2 người khác nhau. Và thực hiện công chứng ở 2 văn phòng công chứng mà văn phòng cơ quan công chứng đó không phát hiện ra.
  • Những kẻ lừa đảo sử dụng giấy tờ giả để thực hiện công chứng. Việc phát hiện giấy tờ này khá khó khăn đã tạo điều kiện để nhiều kẻ gian lợi dụng.
  • Khi đã thực hiện xong thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất và giao tiền thành công. Nhưng chưa hoàn thiện xong thủ tục chuyển quyền, sang tên sổ đỏ hay giao sổ đất thì chủ tài sản không muốn bán nữa.

Khó khăn khi công chứng để phát hiện bên bán sử dụng giấy tờ giả nhằm lừa đảo

Những trường hợp này có thể do phía công chứng viên không đủ trình độ chuyên môn để nhận ra yếu tố không hợp pháp trong hợp đồng. Từ đó mà xảy ra những hậu quả pháp lý không đáng có. Và như trường hợp thứ 3 là do các bên thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.

chuyển nhượng đất

Bởi vậy, khi lựa chọn văn phòng công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất cần tìm đến địa chỉ uy tín với kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực công chứng.

Cách xử lý khi chủ đất không giao sổ

Theo quy định của pháp luật hiện hàng thì các giao dịch về bất động sản được công chứng sẽ đảm bảo về hình thức, tạo điều kiện để các giao dịch đó tiếp tục được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các bước tiếp theo.

Trong trường hợp chủ đất không giao sổ theo đúng cam kết thì cần xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Khi chủ đất không giao sổ thì hợp đồng công chứng chuyển nhượng đất đã công chứng sẽ có giá trị là chứng cứ. Và những tình tiết, sự kiện có trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh nữa. Bởi lẽ văn bản công chứng là:

  • Công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
  • Phòng ngừa tranh chấp
  • Tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản.

Theo Luật công chứng 2014 thì hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp này các bên cần thỏa thuận thương lượng hòa giải nhằm tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Nhưng  nếu không thể hòa giải thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết để bên chủ đất chịu sự xử lý của pháp luật.

Như vậy, khi gặp phải những trường hợp rủi ro như trên mới thấy được giá trị của việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất đai. Đây là căn cứ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong giao dịch.

Hi vọng với những thông tin trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của khách hàng về các trường hợp rủi ro khi chuyển nhượng đất đai dù đã có công chứng.

Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội cam kết không thu thêm phụ phí dịch vụ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng!

DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG HÀ NỘI

  • Công chứng viên Trần Duy Khánh: Công chứng viên Trần Duy Khánh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng, bất động sản. Cử nhân kinh tế (NEU), Cử nhân Luật (HLU). Phương châm làm việc “An toàn và trách nhiệm”.
  • Công chứng viên Nguyễn Đức Ninh: Công chứng viên với kinh nghiệm công tác pháp luật & kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng trên toàn quốc.
  • Đội ngũ cộng sự: Đội ngũ gần 20 nhân sự hỗ trợ gồm: Thư ký công chứng viên, cộng tác viên, nhân viên văn phòng. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, trách nhiệm và tận tâm với khách hàng.
slider2

Đăng ký tư vấn

    Chọn dịch vụ



    Zalo