Thủ tục sang tên sổ đỏ khi cha mẹ không để lại di chúc

luat thua ke dat dai khong co di chuc 1

Thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp người mất không để lại di chúc có gì khác biệt? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của  Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội để có thêm thông tin.

Chia di sản khi không để lại di chúc

Khi cha mẹ không để lại di chúc thì di sản sẽ được thừa kế theo pháp luật. Quy định tại điểm a, khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự nêu rõ người để lại di sản chết mà không có di chúc thì nhà đất được thừa kế theo pháp luật.

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Đối với những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo nguyên tắc những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi thừa kế theo pháp luật

Để đảm bảo tính pháp lý trình tự thủ tục sang tên sổ đỏ cần đảm bảo thực hiện như sau:

1. Công chứng

Áp dụng trong trường hợp người thừa kế từ chối hưởng di sản hay người thừa kế thỏa thuận việc phân chia di sản là nhà đất.

  • Trường hợp 1: Từ chối nhận di sản thừa kế

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ khi từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản để phần thừa kế nhà đất cho một người thì người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản.

Tại điều 59 Luật Công chứng 2014 quy định khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.

  • Trường hợp 2: Các bên thỏa thuận việc phân chia di sản

Theo khoản 2 Điều 57 Luật Công chứng 2014, người thừa kế chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

thủ tục sang tên sổ đỏ khi cha mẹ không để lại di chúc

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…

– Giấy chứng tử của người để lại di sản.

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người thừa kế.

– Văn bản thỏa thuận về việc những người thừa kế đồng ý tặng cho phần thừa kế của mình cho một người (có thể chuẩn bị trước hoặc ra tổ chức công chứng yêu cầu họ soạn thảo).

Nơi thực hiện công chứng: Phòng công chứng của Nhà nước hoặc Văn phòng công chứng tư nhân.

2. Kê khai nghĩa vụ tài chính

Căn cứ khoản 6 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 1 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, cá nhân nhận thừa kế nhà đất phải khai thuế, lệ phí trước bạ kể cả trường hợp miễn thuế, lệ phí.

3. Thủ tục sang tên sổ đỏ

* Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

– Bản gốc Giấy chứng nhận (bản gốc Sổ đỏ).

– Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Lưu ý:

– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.

* Trình tự thực hiện

Bước 1. Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Theo điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nơi nộp hồ sơ được quy định như sau:

Cách 1: Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu (xã, phường, thị trấn)

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh (thường là Bộ phận một cửa).

– Trường hợp địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thì nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sang tên sổ đỏ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu theo trình tự pháp luật

Bước 4. Trả kết quả

Trên đây là một số thông tin tư vấn về thủ tục sang tên sổ đỏ khi cha mẹ không để lại di chúc. Để được tư vấn chi tiết hơn về trường hợp cụ thể hoặc sử dụng dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói. Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0902130567 / 0904900789 / 0995306789 / 0996888881. Hoặc email sau: [email protected].

Dịch vụ Dịch vụ công chứng tại Hà Nội cam kết không thu thêm phụ phí dịch vụ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng!

DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG HÀ NỘI

  • Công chứng viên Trần Duy Khánh: Công chứng viên Trần Duy Khánh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng, bất động sản. Cử nhân kinh tế (NEU), Cử nhân Luật (HLU). Phương châm làm việc “An toàn và trách nhiệm”.
  • Công chứng viên Nguyễn Đức Ninh: Công chứng viên với kinh nghiệm công tác pháp luật & kinh nghiệm trong lĩnh vực công chứng trên toàn quốc.
  • Đội ngũ cộng sự: Đội ngũ gần 20 nhân sự hỗ trợ gồm: Thư ký công chứng viên, cộng tác viên, nhân viên văn phòng. Với nghiệp vụ chuyên môn cao, trách nhiệm và tận tâm với khách hàng.

Đăng ký tư vấn

    Chọn dịch vụ



    Zalo